Tranh cãi Chằn tinh

Là con Yak / Yeak trong Phật Giáo

Đây là mô tả giống nhất về Chằn Tinh, được cấu thành từ văn hoá Tây Nam Bộ của Việt Nam. Bắt nguồn từ con Yeak của văn hoá Khmer. Ngoài ra, thì ở Cao Bằng cũng có nơi thờ Thạch Sanh, anh hùng diệt Chằn Tinh. Có khả năng là ảnh hưởng từ Quỷ Dạ Xoa trong văn hoá Trung Hoa. [1]

Trong văn hoá tín ngưỡng Phật Giáo nói chung và tín ngưỡng con Yeak của văn hoá Khmer nói riêng. Văn học, truyện cổ tích Khmer, hình tượng Chằn thường xuất hiện tượng trưng cho cái xấu, cái ác, nhân vật phản diện, chuyên phá hoại, gây ra nghịch cảnh, đau khổ cho nhiều người. Nhưng trong các lễ nghi tín ngưỡng dân gian, cư dân Khmer với truyền thống nông nghiệp đã biết cách dung hòa tín ngưỡng liên quan đến chằn và Phật giáo, mượn hình ảnh Chằn để hể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống, Chằn xuất hiện với chức năng như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ chùa mang ý nghĩa cái thiện cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng hung tàn.

Là Hổ hoá thành

Có ý kiến cho rằng, con cọp trong 12 con giáp được gọi là “dần”, từ đó nói trại thành “dần”, rồi tiếp tục nói trại thành “chằn”. Song, ý kiến này có vẻ gượng ép. Thông thường, điều gì không giải thích được, người ta có xu hướng viện dẫn lý do là… nói trại! Tuy nhiên, nói trại… gì mà lắm thế? Ý kiến khác cho rằng, “chằn” bắt nguồn từ chữ “machan” trong tiếng Mã Lai nghĩa là con cọp, người Việt gọi thành “bà chằn”. Đây là ý kiến được chấp nhận phổ biến nhất hiện nay.

Là Trăn hoá thành

Đây là hình tượng mà thời hiện đại hay nhắc đến. Chằn là con trăn Bắt nguồn từ câu thành ngữ quen thuộc trong dân gian là "chằn ăn trăn quấn", người ta suy đoán chằn có thể là con trăn hoặc giống loài có dòng họ với trăn. Nhưng nếu vậy, tại sao chằn không "quấn" như trăn mà lại "ăn"? Ngoài câu thành ngữ trên, không có thêm cơ sở nào khác để chứng minh cho giả thuyết này.[2]